Nhà mạng không điều chỉnh giá 3G khi khai trương 4G

 

 

Nhà mạng không điều chỉnh giá 3G khi khai trương 4G


ICTnews - Ông Xiao Yu, Phó Chủ tịch Sản phẩm Giải pháp và Marketing, Huawei khu vực Đông Nam Châu Á cho biết, khi triển khai 4G thì doanh thu trên mỗi thuê bao sẽ tăng và thông thường các nhà khai thác viễn thông không điều chỉnh lại mức giá cước 3G của họ sau khi khai trương 4G.

Ông Xiao Yu, Phó Chủ tịch Sản phẩm Giải pháp và Marketing, Huawei khu vực Đông Nam Châu Á 

 

Huawei đánh giá như thế nào về triển vọng phát triển LTE trong khu vực Đông Nam Châu Á?

Huawei hy vọng việc triển khai thương mại LTE tại các quốc gia trong khu vực sẽ đến vào cuối năm 2016. Tuy nhiên, việc triển khai LTE tại các quốc gia đang phát triển vẫn ở mức khiêm tốn do trên thực tế giá của những smartphone LTE còn cao so với thu nhập của người dân các nước này. Tại các nước phát triển và đang phát triển, tỷ lệ thuê bao di động LTE sẽ chiếm tương ứng 90% và 30% vào năm 2020.

Ở nhiều nước phát triển và đang phát triển, người dùng LTE tiêu thụ dữ liệu (data) gấp hơn 2 lần so với người dùng 3G nhờ tốc độ nhanh hơn và vì thế trải nghiệm người dùng cũng tốt hơn. Vì vậy, LTE là quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển các ứng dụng dữ liệu nặng, đặc biệt là các dịch vụ video và âm nhạc streaming.

 

Việt Nam sẽ triển khai 4G vào đầu năm 2016. Nhưng các ông từng nói rằng 4G có giá thành rẻ hơn 3G. Vậy phải định giá lại 3G ra sao? Tương quan cước 4G và 3G nên như thế nào để nhà mạng đảm bảo hiệu quả kinh doanh nhưng vẫn hút được khách hàng?

Nhìn chung, 4G được sử dụng để thu hút những người sử dụng có ARPU cao, đặc biệt là những người dùng trả sau, những người tìm kiếm sự khác biệt về chất lượng dịch vụ, được cung cấp bởi những nhà khai thác có kế hoạch cung cấp các dịch vụ trả sau hơn là trả trước và được trang bị các thành phần băng rộng di động thuận lợi hơn, với các hình thức truyền dữ liệu cao hơn, tốc độ truy cập nhanh hơn qua 4G.

Không có việc cung cấp 3G hay 4G riêng rẽ, thay vào đó là hướng các thuê bao đến các mạng 4G nơi vùng phủ sóng sẵn sàng, để khuyến khích việc tiêu thụ dữ liệu và từ đó tạo cho các thuê bao mong muốn tiêu dùng nhiều hơn để mua những gói dữ liệu với mức dùng data lớn hơn. Do đó, thông thường các nhà khai thác viễn thông sẽ không điều chỉnh lại mức giá cước 3G của họ sau khi khai trương 4G.

 

Khi một nhà khai thác cung cấp các dịch vụ 4G, doanh thu từ 2G và 3G của họ có thể bị giảm. Vậy họ cần phải làm gì để bảo đảm tổng doanh thu vẫn tăng?

Vì 4G có thể cung cấp trải nghiệm dịch vụ tuyệt vời nên các thuê bao sẽ tiêu thụ khoảng 1 - 5GB dữ liệu mỗi tháng, gấp từ 3 - 10 lần so với dịch vụ 3G, điều đó có nghĩa là doanh thu nhà mạng sẽ tăng. Một mạng 4G xuất sắc cũng là một vũ khí quan trọng cho các nhà khai thác trong cuộc cạnh tranh băng rộng di động (MBB) khốc liệt. Trên thực tế, sau khi các nhà khai thác triển khai 4G rộng rãi thì ARPU của hầu hết trong số họ sẽ tăng lên. Ví dụ như nhà mạng EE của Anh, ARPU của người dùng 4G của họ đã tăng 30%. Hay ARPU của LG U+ đã tăng 26% kể từ khi triển khai LTE trong năm 2012. Đồng thời, với APRU gia tăng, thị phần của LG U+ cũng tăng lên, giúp tổng doanh thu của họ gia tăng đáng kể.

 

Thông thường chính phủ sẽ thay đổi gì về chính sách quản lý để thúc đẩy 4G, thưa ông?

Hầu hết các nước trên thế giới đang tích cực đầu tư vào LTE. Họ công bố ngày càng nhiều băng tần dành cho LTE và khuyến khích người dùng tích hợp đến mạng LTE.

 

Ở Việt Nam, ngoài các nhà nhà mạng lớn cung cấp 3G như mạng 3G Vinaphone những mạng như Gtel không có 3G hay Vietnamobile chỉ triển khai 3G ở khu vực hạn chế có thể đi thẳng lên 4G mà vẫn hiệu quả được không?

Tôi cho rằng, đối với các nhà khai thác này, họ có thể sử dụng mạng 3G làm mạng băng rộng di động (MBB) cơ bản. Sau đó, có thể triển khai băng tần thấp LTE trên toàn quốc rồi triển khai băng tần LTE cao ở khu vực đô thị. Hầu hết các nhà khai thác đều sử dụng giá sàn 3G/4G.

Theo ICTNew


 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung